Top 5 bàn phím dùng Switch quang tốt nhất hiện nay

Đối với các game thủ thì tốc độ và sự chính là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu trong các cuộc chiến. Bởi vậy, các thiết bị ngoại vi quan trọng như bàn phím và chuột là hai món đồ hầu như sẽ chiếm hơn 50% quyết định cho cuộc chơi, đặc biệt là bàn phím.

Ai cũng biết bàn phím cơ thuần chủng với các switch cơ học bên dưới luôn là lựa chọn lý tưởng tốc độ để chơi game. Nhưng thế giới giờ lại biết đến một cái tên mới: Switch quang học – optical switch vừa có mặt vài năm và đã một phen khuynh đảo dân chúng vì tốc độ siêu cao và độ chính xác gần như tuyệt đối của mình.Về cơ bản thì switch quang học vẫn là một loại switch bình thường có cấu tạo như những loại switch cơ bản khác nhưng được thay thế bộ đọc tín hiệu bằng ánh sáng và cảm biến chứ không dùng mạch điện trở và đóng như các loại switch truyền thống, bằng cách dùng cảm biến ánh sáng các chuyển động theo chiều dọc của switch( hành động nhấn phím ) sẽ được ghi nhấn là một hành động gõ phím, cơ chế này loại bỏ được các nhược điểm về hao mòn kim loại, gỉ sét, bụi bặm mà bàn phím cơ dùng switch thường gặp. 

Tại bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu những mẫu bàn phím cơ dùng switch quang học chất lượng nhất cập nhật năm 2022 dành cho game thủ.

1. GK61 Hot Swappable Mechanical Keyboard 

Bàn phím GK61 từ hãng HK gaming là bàn phím cơ dùng switch quang học Gateron có giá rất phải chăng trong danh sách này. Cũng như các bàn phím cơ hiện đại khác, nó có thiết kế nhỏ gọn, tinh tế, với các phím vừa tầm, ôm khít đầu ngón tay, bộ đèn nền RGB 16,8 triệu màu chỉnh trên từng phím.

Một chức năng đặc biệt của GK61 được niêm yết từ chính hãng là khả năng hot-swap, nhưng anh em chú ý là không phải tương thích với tất cả các switch cơ. Mà hot-swap ở các bàn phím quang học nghĩa là chỉ tương thích trong nội bộ các kiểu switch quang-cơ học hoặc thuần quang học mà thôi nhé.

Bàn phím GK61 được nhiều gam thủ ưa thích vì có độ tùy chọn cao: từ các loại switch quang bên dưới cho tới màu sắc các SKU (trắng/ đen/ đỏ). Đây là con bàn phím quang sở hữu một dãy các tùy chọn hơi bị nhiều và gây ngạc nhiên ở tầm giá trung bình này.

2. Bàn phím switch quang Razer Huntsman Elite

Hình dáng mới, phong cách mới, chất lượng mới. Chiếc Razer Huntsman Elite đánh dấu sự thay đổi mới của bàn phím Razer với nhiều cải tiến cùng chất lượng khác.P

Cụm phím chức năng trở nên nhanh hơn hẳn với nhiều chức năng và thao tác cực dễ dàng. Cả bộ phím này đều có thể chỉnh sửa thông quan phần mềm Razer Synapse 3 nên bạn có thể tạo cho mình setting tùy chỉnh theo mong muốn.

Bạn sẽ chưa bao giờ được trải nghiệm ánh sáng như thế này trước kia. Với 4 góc sáng từ bố phía, chuẩn bị cho sự điên rồ về độ lung linh và rực rỡ khi xung quanh viền bàn phím đều được trang bị viền LED cực đẹp. Hơn thế nãy giờ đây kết hợp được với bộ kê tay, chính chiếc kê tay này cũng góp phần tỏa ra ánh sáng lung linh đó.

hím cơ quang học mới nhất từ Razer là một điểm sáng mới của hãng khi hành trình phím chỉ 1.5mm, cực kì nhẹ nhàng. Chắc chắn sẽ giúp bạn thay đổi góc nhìn mới về loại Switch này.

3. DIERYA x KEMOVE 60%

Bàn phím DIERYA x KEMOVE cỡ 60% này rõ ràng có sự tương đồng về giá với em bàn phím quang đầu tiên trong danh sách này, nhưng nếu so sánh trực diện thì lại có nhiều ưu điểm nổi trội hơn. Đầu tiên là về phần mềm, so với software của HK gaming ở trên thì rõ ràng đây là một phiên bản cao cấp và dễ dùng hơn rất nhiều lần. Nhưng đổi lại bộ đèn nền RGB của DIERYA x KEMOVE này lại hơi bị mờ, cho ánh sáng yếu hơn một chút so với các bàn phím RGB đẹp thường thấy.

Điểm nhấn của em bàn phím quang DIERYA x KEMOVE này chính là ở cảm giác gõ. Các switch Gateron optical nằm dưới các phím cho tốc độ gõ siêu nhanh đúng đặc trưng của switch quang học, độ khấc và xúc giác nhẹ cũng được ghi nhận kèm theo cảm giác gõ rất mịn tay và êm ái, kể cả khi bật lại cũng không gây ra bất kỳ cản trở nào. Người dùng có thể tùy chọn giữa các màu switch Red, Brown, Green và Black. Nhưng chỉ có một SKU màu sắc duy nhất (màu đen truyền thống).

Một điểm hơi ngộ ở chiếc bàn phím quang này là ở cái tên (DIERYA x KEMOVE_) nghe rất lạ và không xuôi tai chút nào. Có thể đây là sản phẩm kết hợp giữa hai công ty điện tử nào đó, nhưng nó lại không được chăm chút để có được một cái tên riêng (kiểu như Redragon, nghe rất dễ nhớ phải không). Có thể nhà sản xuất có ý đồ gì khác chăng? Hay đại kiểu họ cũng không màng tới việc có cái tên bàn phím cơ riêng, cứ gọi chung chung vậy thôi.

4. Razer Huntsman Tournament Edition

Với hành trình nhấn chỉ 1mm - nhanh như chớp, cảm giác nhấn và nhận lệnh ngay lập tức trên từng lần nhấn xuống, bạn sẽ gần như không kịp cảm thấy rằng phải đợi một phần nào của giây để thấy lệnh nhấn đã được thực hiện. Có độ bền lên đến 100 triệu lượt nhấn, switch quang học Razer Linear cho bạn sự trơn mượt và nhanh chóng đến bất ngờ, tốc độ phục vụ cho các cuộc đấu và hoàn thành công việc. 

Một điểm cũng cần lưu ý khi chọn em Huntsman Tournament Edition này là anh em sẽ chỉ có một lựa chọn duy nhất về kiểu switch đó là dòng Linear của Razer opto-switch, vốn cho cảm giác gõ êm, trơn mềm nhẹ, không có độ khấc và cũng không có tí âm thanh nào. Còn về thiết kế thì cũng chỉ có duy nhất một bản màu đen, không có một số tùy chọn khác như các bảng nâng cao còn lại. Nếu là fan của linear optical switch thì đây sẽ là một lựa chọn chơi game hoàn hảo đấy.

5. Redragon K580-PRO

Dù chỉ ở tầm giá trung bình khoảng 70 USD thôi nhưng con Redragon K580-PRO này lại có thiết kế gọn gàng, chỉnh chu, chất lượng build rất tốt, mọi thứ khớp với nhau vừa văn, cầm trên tay cảm giác chắc nịch và thu hút. Kiểu như là bàn phím cao cấp thứ thiệt ấy. Khi bấm phím thử thì mọi thứ cũng thật ngạc nhiên là rất rõ ràng chắc chắn, không hề xộc xệch hay lắc lư tẹo nào. Diện mạo bên ngoài chỉ có một điểm đáng phàn nàn là về font chữ. Không biết có ý đồ gì khi chọn font chữ này không, nhưng đa phần các bàn phím cơ của Redragon, kể cả em này, đều hay bị cho rằng hơi kỳ, khó đọc, và kéo độ thanh tao của cả thiết kế xuống vài phần.

>> Đặt mua bàn phím Switch quang học giá tốt tại đây!