Giải pháp nào để đối phó với nạn hack cheat trong game?

   Nhà sản xuất Fornite Battle Royale vừa tiến hành khởi kiện 2 đối tượng gian lận trong trò chơi nhưng lại có nguy cơ bị kiện ngược bởi người nhà của 1 trong 2. Giải pháp nào cho các nhà phát hành game để đối phó với vấn nạn hack cheat đang hoành hành này?

   Fornite Battle Royale là tựa game bắn súng sinh tồn có lối chơi tương tự với PUBG. Từng bị cho là  bản sao và bị "ném đá" không thương tiếc nhưng thời điểm hiện tại, có thể khẳng định đây là tựa game độc lập và đang có những bước tiến vững chắc và mạnh mẽ. 

 

   Ngày 4/10 vừa qua, trong thông cáo báo chí, Epic Games - đơn vị phát hành Fornite Battle Royale đã phát đi thông điệp mạnh mẽ về việc ngăn chặn nạn hack cheat đang hoành hành trong game. Nếu như PUBG đang mất dần niềm tin nơi người hâm mộ khi liên tục để hacker hoành hành thì những người làm hành Fornite Battle Royale đã có hành động cụ thể khi tiến hành khởi kiện 2 trong số rất nhiều người chơi gian lận trong trò chơi nổi tiếng này.

Fornite Battle Royale

    Những tưởng rằng đây sẽ là động thái đủ mạnh để răn đe các hacker nhưng rồi chính Epic Game mới là đối tượng phải lo lắng vì việc làm này của mình. Nguyên nhân là bởi 1 trong 2 người bị khởi kiện lại chưa đủ 18 tuổi và mẹ của cậu bé này cũng đã có những đáp trả quyết liệt để bảo vệ con mình.

   Bà mẹ này đưa ra 3 lập luận đanh thép yêu cầu phía Epic Games phải làm rõ. Đó là

  • Trong điều khoản dịch vụ ban đầu của trò chơi là phỉa có sự đồng ý của phụ huynh nhưng bà ta chưa bao giờ cho phép con mình chơi trò chơi này.
  • Vì đây là một trò chơi miễn phí nhưng phía Epic Games lại cho rằng hành động của con bà ta gây ra những thiệt hại về kinh tế thì hãy chứng minh cụ thể.
  • Tại sao nhà sản xuất không khởi kiện những người làm ra phần mềm gian lận đó mà lại kiện con bà ta – vốn chỉ là một khách hàng sử dụng sản phẩm? Liệu có phải đơn vị này đang lợi dụng những người sử dụng, coi họ như con tốt thí mạng?

   Và cuối cùng bà ta cũng không quên đe dọa có thể khởi kiện ngược lại đơn vị này khi đã cung cấp và để lộ thông tin của một đứa trẻ chưa đủ 18 tuổi lên các phương tiện thông tin đại chúng. Giờ thì đối tượng gặp rấc rối là Epic Games mới đúng. Quả là một bà mẹ ‘siêu nhân’.Me bảo vệ con là bản năng và là việc nên làm. Nhưng cá nhân người viết ủng hộ hành động này của nhà sản xuất Fornite Battle Royale, chỉ là đúng ra, họ không nên đưa một đứa trẻ ra trong phát sung đầu tiên này.

   Vẫn luôn bị đặt lên bàn cân để so sánh, trong khi người chơi PUBG đang bỏ đi dần dần vì vấn nạn hack cheat không giảm chỉ tăng, nhiều người chấp nhận sống chung với lũ nhưng càng ngày càng có nhiều thể loại tool mới khiến “không ai đỡ nổi” thì Fornite Battle Royale luôn cho thấy những động thái quyết liệt để chấm dứt tình trạng này, nhằm bảo vệ chính mình và người chơi.

   Tuy nhiên thì qua vụ việc trên chúng ta thấy điều gì? Phải chăng đối phó với hacker trong game là việc bất khả thi? Phân tích tình hình thực tế, cách làm của Epic Games không sai, nếu không muốn nói là hợp lý và đúng đắn. Nhưng ‘không may’ cho đơn vị này khi có lẽ họ đã quá nôn nóng để tạo ra tiền lệ mà đã không kiểm tra kỹ thông tin về cheater này. Chưa biết hồi kết của vụ kiện này ra sao nhưng có lẽ, Epic Games mới là phía bị động bây giờ.

 

   Khóa tài khoản người chơi gian lận là việc các đơn vị làm game vẫn làm mỗi ngày. Bluehole-đơn vị phát hành PUBG có ngày đã khóa đến cả 200.000 tài khoản một lúc, Epic Games cũng đã làm rất nhiều. Nhưng đó chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm, cắt được ngọn mà không diệt được gốc. Con người thường có nỗi sợ với pháp luật, đặc biệt là những kẻ ‘to mồm’ nhưng nhát gan như những cheater này. Chính vì thế những động thái cứng rắn như của Epic Games cần được ủng hộ. Nhưng các nhà làm game cũng nên từ đó mà rút kinh nghiệm để không bị vướng vào những rắc rối không đáng có về sau.