Sự khác nhau giữa bàn phím cơ và bàn phím giả cơ

Sự khác nhau giữa bàn phím cơ và bàn phím giả cơ  

Đối với những người mới chơi bàn phím thì việc làm sao để phân biệt bàn phím cơ và bàn phím giả cơ khá là khó. Vậy tại bài viết này MuaCash sẽ tổng hợp các điểm khác nhau giữa bàn phím cơ và bàn phím giả cơ để các bạn có thể hiểu chúng một cách rõ nhất nhé! 

1. Bàn phím cơ là gì? 

Sự khác nhau giữa bàn phím cơ và bàn phím giả cơ  1234

Đây là bàn phím cao cấp sử dụng công nghệ Switch cho các phím, có đầy đủ các yếu tố độ tạo ra hiệu quả khi sử dụng nảy tốt, êm ái và bền bỉ. Nếu gõ bàn phím thì bạn có thể dễ dàng cảm nhận được sự khác biệt rõ với bàn phím thường.

Thị trường hiện nay xuất hiện bàn phím cơ được các gamer sử dụng và xem nó như vật bất ly thân. Giá của bàn phím này cũng không hề rẻ, để sở hữu nó thì bạn phải bỏ ra khoảng từ 1 - 2 triệu đồng tuỳ thương hiệu và chất lượng.

2. Bàn phím giả cơ là gì? 

Sự khác nhau giữa bàn phím cơ và bàn phím giả cơ

Bàn phím giả cơ hay còn gọi một tên khác là bàn phím bán cơ (semi mechanical keyboard hay half mechanical keyboard) là các bàn phím nhìn bên ngoài có cấu tạo và thiết kế không khác gì so với bàn phím cơ. Chỉ khác nhau ở cấu tạo bên trong và cảm giác gõ.

Hiểu một cách đơn giản thì bàn phím bán cơ/ giả cơ là bàn phím màng (membrane). Cơ chế đàn hồi của nó được tạo ra bởi các lớp cao su nằm dưới bộ phím. Chúng được gọi là bán cơ vì khi gõ vẫn cho được cảm giác gõ phần nào giống với bàn phím cơ truyền thống, có độ nẩy, có độ đàn hồi và cảm giác đi xuống của phím rõ ràng. Lợi thế lớn khiến nhiều người tìm đến loại bàn phím này chính là vì giá thành, chúng thường có giá chỉ bằng 50%-60% giá thành gốc của bàn phím cơ.

3. So sánh bàn phím cơ với bàn phím giả cơ 

Sự khác biệt Bàn phím giả cơ  Bàn phím cơ
Bên ngoài 

Không khác mấy so với bàn phím cơ. Chỉ nhìn mắt thường khó có thể phân biệt được đâu là bàn phím cơ, đâu là giả cơ.

Không khác mấy so với bàn phím giả cơ. Chỉ nhìn mắt thường khó có thể phân biệt được đâu là bàn phím giả cơ, đâu là cơ.
Bên trong  Dưới các phím vẫn là một tấm màng (membrane). Nhưng màng này không liền mạch trên cùng một mặt phẳng như các bàn phím thường khác, mà dưới vị trí mỗi phím, membrane sẽ có một độ lõm xuống bo theo đúng hình dạng dưới phím. Tác dụng của hình dạng này là để mô phỏng cảm giác gõ và độ nẩy của bàn phím cơ Dưới mỗi phím đều có một switch cơ học, có 2 hay nhiều chân bám tiếp xúc kim loại. Cấu tạo từng loại switch type sẽ hơi khác một chút dẫn đến cảm giác gõ khác nhau
Cảm giác gõ Gõ trên bàn phím cơ cho độ xúc giác rất rõ ràng. Và tùy theo loại switch linear, tacticle hay clicky mà cảm giác bấm phím sẽ khác nhau. Linear cho độ mềm mại, nhanh nhạy và đạt tốc độ gõ cao nhất vì điểm truyền động ngắn. Tacticle cho cảm giác bấm rõ ràng có kèm độ khấc, là loại nằm giữa linear và clicky. Clicky là switch cho cảm giác truyền thống nhất, vừa có độ khấc, vừa có âm thanh đặc trưng của bàn phím cơ. Bàn phím giả cơ thì không có sự khác nhau nào khi bấm phím. Tất cả người dùng nhận được là cảm giác bấm có độ nẩy, cũng có một tí xúc giác và âm thanh do va chạm của đáy phím vào khuôn màng nhựa bên dưới. Nhưng so sánh thì sẽ thấy rõ độ nẩy đó hơi có tí gương lại do chất liệu màng nhựa có độ bám dính nhẹ. Xúc giác là có thật nhưng cũng hơi sượng hơn bàn phím cơ. Còn âm thanh phát ra thì đục, không trong veo và sắc sảo như bàn phím cơ. Đại khái là lúc nào cũng hơi thấy bấp bênh khó chịu.

Tuổi thọ trung bình

Trung bình là 1 – 5 triệu lần bấm (vs bàn phím thường tối đa 1 – 2 triệu lần bấm). Tuổi thọ của bàn phím cơ thường nằm trong khoảng 30 – 70 có khi lên đến 100 triệu lần bấm, rất cao so với bàn bàn phím bán cơ thường1- 5 triệu lần bấm
Lực gõ  Dù có xúc giác, âm thanh và độ nẩy nhưng khi bấm phím đều cần đi hết hành trình. Vì vậy tốc độ kém hơn nhiều lần và độ chính xác cũng thấp hơn so với bàn phím cơ. Tùy loại switch mà lực gõ yêu cầu có thể khác nhau. Nhưng tất cả đều có điểm truyền động ngắn hơn so với tổng quãng đường đi của stem. Giúp ký tự được nhận diện sớm và giảm thiểu lực của tay, từ đó tốc độ gõ nhanh hơn và chính xác hơn.

Tác nhân ảnh hưởng tuổi thọ
 

Vì bên dưới phím là lớp màng, lâu dần sẽ bị mòn, nên càng ngày cần lực bấm càng mạnh tay hơn, tuổi thọ cũng giảm đi nhanh chóng tỉ lệ thuận. Nên tác nhân ảnh hưởng tới tuổi thọ trên giấy tờ của bàn phím bán cơ ngoài yếu tố bên ngoài còn do chính chất liệu và độ bền của lớp màng bên dưới. Dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài như bụi bẩn, môi trường, độ ẩm. Tuổi thọ của switch chính là tuổi thọ của bàn phím.
Khả năng tùy biến  Đã hư thì phải thay cả bộ thôi. Có thể chơi custom cho từng bộ phận theo ý mình. Hoặc nếu một bộ phận nào gặp trục trặc như switch, keycaps, cable… thì đều có thể tìm mua và thay thế dễ dàng từng chi tiết.

Tinh năng chuyên dụng
 

Cao nhất chỉ là NKRO Bản phím cơ cao cấp, chuyên gaming có thế có các tính năng chuyên sâu như NKRO, cài đặt macro, chỉnh độ nhạy phím (chỉ trên các bàn phím cơ switch Topre)…

Giá cả
 

 Bàn phím cơ giá từ vài trăm nghìn, một triệu là đã ổn Giá của bàn phím cơ thì khoảng rất rộng: từ tầm 1 triệu cho tới mười mấy triệu đều có. Thậm chí có các bàn phím custom độc lạ thì giá có khi lên tới hàng chục triệu đồng.

Đèn màu
 

Các mẫu bàn phím giả cơ thường dùng thiết kế màu sắc nổi bật, đôi khi lòe loẹt và lạ mắt để bù lại khuyết điểm về độ bền và cảm giác gõ. Bàn phím cơ đung chuẩn thì có hẳn hai trường phái: một là cổ điển, hai là hiện đại. Nhưng đều giống nhau là cảm giác gõ rất chuẩn mực và độ bền cao hơn hẳn (tùy loại switch)

Trên đây là một vài đánh giá, so sánh giữa bàn phím cơ với bàn phím giả cơ. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được cho anh em trong việc chọn mua một chiếc bàn phím phù hợp với mình. Chúc anh em vui vẻ! 

>> Đặt mua bàn phím cơ, giả cơ giá rẻ tại đây!