Thông số màn hình máy tính, tất tần tật diều bạn phải quan tâm
Nhắc đến một góc PC mà không nhắc đến màn hình thì quả là thiếu sót. Hãy cùng MuaCash tìm hiểu tất tần tật về chiếc màn hình để lựa chọn được chiếc màn hình ưng ý nhất nhé!
Kích thước màn hình
Thông số màn hình đầu tiên phải nói đến chính là kích thước màn hình. Kích thước màn hình thể hiện khu vực hiển thị hình ảnh và video, được đo bằng đường chéo của màn hình (độ dài giữa các góc đối diện) và được tính bằng đơn vị inch.
Đối với đa số người dùng phổ thông, làm các công việc văn phòng thì kích thước màn hình từ 21 đến 27 inch là phù hợp. Đối với các nhà làm phim, đồ họa, thiết kế hay game thủ thì cách chọn màn hình hợp lý là kích thước 24 - 34 inch.
Tỷ lệ khung hình
Tỷ lệ khung hình là tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của màn hình. Tỷ lệ khung hình "Màn hình vuông" là 4:3 và 5:4, trong khi tỷ lệ khung hình "Màn hình rộng" là 16:9 và 16:10. Ngoài ra, với các loại màn hình giải trí hoặc chuyện dụng cho các nhà làm phim, còn được sử dụng tỷ lệ UltraWide 21:9 (chuẩn điện ảnh), hoặc thậm chí lên tới 32:9.
Loại màn hình
Đầu những năm 2000, màn hình CRT vẫn còn khá phổ biến. Nhưng nhờ sự phát triển của công nghệ, đa số các màn hình máy tính hiện nay đều dùng công nghệ hiển thị LCD (màn tinh thể lỏng) và LED. Màn hình LED tên đầy đủ là Light Emitting Diode. Khác với màn LCD sử dụng đèn nền huỳnh quang để chiếu sáng, màn hình LED sử dụng các đi-ốt (diode) phát sáng với 3 màu cơ bản là đỏ, xanh lá, xanh lam để hiển thị hình ảnh, video.
So với màn LCD thì màn hình LED được đánh giá là mỏng hơn, hình ảnh có độ tương phản lớn hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn và tuổi thọ cao hơn. Do tiêu tốn ít năng lượng hơn nên sử dụng màn hình LED sẽ thân thiện hơn với môi trường.
Do những tiêu chí vượt trội về LCD nên màn hình LED có giá thành đắt hơn.
Độ phân giải
Độ phân giải chỉ số điểm ảnh (gọi là pixel) hiển thị trên màn hình, thường được nêu bằng <chiều rộng> x <chiều cao>. Ví dụ màn hình 1920x1080 sẽ có chiều rộng chứa 1920 điểm ảnh và chiều cao chứa 1080 điểm ảnh. Tương đương với 2,073,600 điểm ảnh trên toàn bộ tấm nền.
Độ phân giải càng cao thì càng có nhiều điểm ảnh, hình ảnh càng chi tiết và sắc nét hơn.
Tần số quét
Tần số quét hiểu đơn giản là số hình ảnh màn hình hiển thị mỗi giây. Ví dụ như màn hình có tần số quét 144Hz nghĩa là trong 1 giây màn hình sẽ hiển thị 144 hình ảnh khác nhau thay đổi liên tục.
Tần số quét càng cao, chuyển động hình ảnh trên màn hình càng chất lượng và mượt mà, giúp mắt của bạn sẽ đỡ mỏi hơn. Card màn hình đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hình ảnh nên bạn cũng cần chú ý tới thông số card màn hình nhé!
Màu sắc
Thông số màn hình này thể hiện số lượng màu sắc màn hình có thể hiển thị. (Ví dụ 16,8 triệu màu). Một màn hình có khả năng hiển thị càng nhiều màu sắc, thì hình ảnh sẽ càng chân thực hơn.
Độ sáng
Độ sáng của màn hình mô tả độ chói của màn hình hoặc lượng ánh sáng mà màn hình phát ra. Độ sáng được đo bằng candelas trên mét vuông (cd / m2), hoặc đơn vị nits. Độ sáng màn hình ảnh hưởng đến độ tương phản, khả năng hiển thị các gam màu tối, khả năng làm việc trong các môi trường ánh sáng khác nhau. Ví dụ làm việc trong không gian có nhiều ánh sáng mạnh bạn sẽ cần một chiếc màn hình có độ sáng cao, và ngược lại.
Thời gian phản hồi
Thông số màn hình này cho biết thời gian mà các điểm ảnh chuyển màu, được tính bằng mili giây (ms). Thời gian phản hồi càng thấp, quá trình chuyển đổi càng nhanh, hạn chế tối đa hiện tượng bóng mờ hình ảnh.
Có hai loại thời gian phản hồi là GtG (Grey to Grey) và MPRT (Moving Picture Response Time). GtG biểu thị thời gian một pixel thay đổi màu. MPRT biểu thị thời gian một pixel có thể nhìn thấy liên tục trong bao lâu.
Tấm nền
Đây là thông số màn hình khá quan trọng. Màn hình LCD chủ yếu sử dụng năm loại tấm nền khác nhau:
-
TN (Twisted Nematic) là công nghệ phổ biến nhất và cũng là công nghệ lâu đời nhất. Tấm nền TN cung cấp thời gian phản hồi thấp nhất, phù hợp cho gaming. Kết hợp với đèn nền LED, màn hình TN cung cấp độ sáng cao và tiết kiệm điện hơn so với các công nghệ cạnh tranh. Tuy nhiên, nó có hạn chế là khả năng hiển thị màu sắc kém ở các góc nhìn rộng.
-
IPS (In-Plane Switching) là màn hình có các lớp tinh thể lỏng được xếp ngang (In-Plane) song song với 2 lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì vuông góc. Tấm nền IPS cho cung cấp góc nhìn rộng lên tới 178 độ so với phương ngang, giúp người dùng không nhất thiết phải ngồi trực diện vẫn có thể nhìn rõ hình ảnh trên màn hình.
-
VA (Vertical Alignment) là tấm màn trung hòa giữa TN và IPS. Khả năng hiển thị màu sắc của VA lớn hơn TN nhưng không bằng IPS. VA cũng có góc nhìn rộng tương tự IPS nhưng tốc độ phản hồi kém hơn TN và IPS. VA cũng có nhược điểm tương tự TN là dễ bị thay đổi màu sắc, độ tương phản khi chuyển đổi góc nhìn khác chính diện.
-
PVA (Patterned Vertical Alignment) là công nghệ tấm nền có tỷ lệ tương phản tuyệt vời, màu đen rất tốt, có góc nhìn rộng. Tuy nhiên, PVA có thời gian phản hồi điểm ảnh chậm hơn so với tấm nền TN, rẻ hơn so với IPS nhưng lại đắt hơn tấm nền TN.
-
PLS (Plane to Line Switching) là công nghệ tấm nền "IPS-type" được Samsung giới thiệu vào cuối năm 2010, là một giải pháp thay thế cho công nghệ IPS phổ biến của LG. Tấm nền PLS có góc nhìn rộng như IPS, đồng thời cung cấp độ sáng cao hơn với chi phí tiêu thụ điện năng thấp hơn.
Cổng HDMI
HDMI (Giao diện đa phương tiện độ nét cao) là chuẩn kết nối phổ biến nhất hiện nay. HDMI có thể truyền video/audio không nén và ở dạng kỹ thuật số. HDMI hỗ trợ tất cả các chuẩn hình ảnh từ tiêu chuẩn đến độ nét cao, cũng như tín hiệu âm thanh đa kênh trên duy nhất một dây cáp.
Cổng DisplayPort
Giống như HDMI, DisplayPort là chuẩn kết nối cũng truyền được cả âm thanh lẫn hình ảnh không nén ở dạng kỹ thuật số. DisplayPort được dùng để xuất ra những màn hình lớn với tần số quét cao.
Bạn sẽ cần độ sáng từ 300 cd/m2 trở lên nếu muốn xem phim hoặc chơi game trên máy tính của mình. Đối với các công việc văn phòng và duyệt web, độ sáng từ 200 - 250 cd/m2 là phù hợp.