Muốn biết CPU nhanh và mạnh sẽ đánh giá qua các yếu tố nào ?

CPU được xem là cơ quan đầu não không chỉ của máy tính mà còn cả smartphone. Linh kiện này còn có tác động lớn đến quá trình vận hành các chương trình. Vậy muốn biết 1 CPU nhanh và nhanh phải quan tâm đến yếu tố nào? Hãy cùng MuaCash tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Có 7 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh xử lý của CPU. 

1. Số lõi của CPU

Lõi hay nhân là đơn vị tính của CPU hay ta cũng có thể hiểu một nhân hay một lõi có thể coi là một CPU riêng biệt. Mỗi lõi có chu kỳ thực hiện và tìm nạp riêng, từ đó giúp CPU hoạt động hiệu quả hơn.  Các máy tính chúng ta sử dụng ngày nay đều sử dụng CPU lõi kép hoặc lõi tứ tức là CPU có 2 nhân hoặc CPU có 4 nhân. 

mỗi nhân của CPU chính là một CPU vật lý riêng biệt với các nhân khác. Ví dụ 2 nhân, 4 nhân hay 8 nhân thì tương tự có 2 – 4 – 8 CPU vật lý riêng biệt. Đây là thứ sẽ xử lý dữ liệu và chạy chương trình hay các tác vụ khác. Càng nhiều nhân thì CPU của bạn càng có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc hơn hay render nhanh hơn.

2. Xung nhịp của CPU

Xung nhịp là một thông số thể hiện tốc độ làm việc của CPU. Một chu kỳ xung nhịp tương đương với 1Hz, tức là một chu kỳ mỗi giây. Tốc độ xung nhịp của bộ vi xử lý đời mới hiện nay trong khoảng từ 2 đến 5GHz. Tức là trong một giây, CPU thực hiện hàng tỷ chu kỳ.

Nhìn chung thì số xung nhịp càng cao thì tốc độ xử lý của CPU càng nhanh. Tuy nhiên CPU có xung nhịp cao cũng tiêu tốn nhiều năng lượng và sản sinh nhiệt lớn hơn. 

3. Word Size

Word size là số bit mà CPU có thể xử lý đồng thời trong một khoảng thời gian cụ thể. Ví dụ, bộ xử lý 32 bit cho tốc độ xử lý nhanh hơn bộ xử lý 16 bit vì đơn giản là nó sở hữu word size rộng hơn.

4. Bộ nhớ cache (Bộ nhớ đệm) của CPU

Bộ nhớ cache hay còn gọi là bộ nhớ đệm là bộ nhớ RAM nhỏ có hiệu suất cao được tích hợp sẵn trong bộ xử lý trung tâm. Các dữ liệu và chỉ lệnh được sử dụng nhiều lần sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ này. Các dữ liệu này đóng vai trò vô cùng quan trọng giống như biển chỉ đường trong hệ thống, góp phần rút ngắn thời gian CPU truy cập và lấy thông tin trong bộ nhớ chính. Vai trò của bộ nhớ đệm được thể hiện rõ nhất khi CPU xử lý trò chơi, chỉnh sửa video hay các ứng dụng nặng khác.

5. Siêu phân luồng

Siêu phân luồng (Hyper Threading) là công nghệ cho phép một CPU vật lý hoạt động như 2 CPU bằng cách chia thành các luồng xử lý khác nhau. Điều này giúp CPU có khả năng xử lý nhiều tác vụ ở cùng một thời điểm từ đó tăng nhanh tốc độ xử lý của hệ thống.

Tác dụng của công nghệ siêu phân luồng được thể hiện rõ nhất đối với người dùng sử dụng các phần mềm dựng hình 3D, các ứng dụng dựng video, các ứng dụng nghiên cứu khoa học. Công nghệ siêu phân luồng trên CPU có thể giúp tăng hiệu suất làm việc cho máy lên đến 30%.

6. Độ rộng data bus

Data bus là đường dẫn điện tử nội bộ cho phép bộ vi xử lý CPU trao đổi dữ liệu với bộ nhớ cache. Độ rộng data bus có thể hiểu nôm na là số bit (đường dẫn điện) tạo nên bus đó. Thông thường bus dữ liệu sẽ có cùng kích thước với bus địa chỉ nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ. Nếu bus dữ liệu là 16 bit và bus địa chỉ là 32 bit thì dữ liệu sẽ được tìm nạp trong các nhóm 2 x 16 bit.

7. Độ rộng address bus

Độ rộng address bus đề cập đến số vị trí bộ nhớ mà hệ thống có thể được. Ví dụ: nếu bạn có address bus 32 bit, điều này có nghĩa là bạn có thể sở hữu tối đa 2^32 (4.294.967.296, hơn 4 tỷ) địa chỉ. Các địa chỉ hoặc vị trí bộ nhớ này có thể chứa 1B, không gian bộ nhớ có thể ghi được là 4GB.

Trên đây là 7 yếu tố tạo nên độ mạnh và nhanh của CPU. Hy vọng các bạn đã biết thêm được nhiều điều thú vị khi đọc bài viết này!