Hướng dẫn cách chọn chuột chơi game tốt nhất cho bạn
Dù bạn đang chơi thể loại game nào trên PC thì chuột cũng là một phụ kiện vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Mỗi thể loại game ví dụ như FPS hay MOBA... lại có những mẫu chuột phù hợp riêng. Nhưng chung quy lại vẫn có những tiêu chí chung để chọn được một chú chuột gaming tốt nhất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!
Tiêu chí chọn chuột chơi game tốt nhất
1. Hình dáng, kích thước và khối lượng chuột gaming
Có 3 kiểu cầm chuột cơ bản hiện tại đó là Palm Grip, Fingertip Grip, Claw Grip.
- Palm grip: đặt cả bàn tay lên chuột. Là tư thế phổ biến nhất. Ưu điểm: rất thoải mái, dễ phối hợp giữa cổ tay và bàn tay. Nhược điểm: tốc độ bấm không bằng các kiểu còn lại và có thể bấm trước nếu cần thao tác nhanh, cổ tay phải chuyển động nhiều có thể làm mỏi khớp. Palm grip hợp với chuột lớn và có thiết kế công thái học.
- Claw grip: đặt các ngón tay lên chuột. Các ngón tay cong lên để vị trí tiếp xúc giữa đầu ngón tay và chuột tốt hơn. Ưu điểm: di chuyển tốc độ cao, bấm chuột chính xác hơn. Nhược điểm: mất thời gian khá lâu để làm quen và có thể bị mỏi cơ xương khớp khi dùng lâu. Claw grip nên dùng với chuột có kích cỡ trung bình.
- Fingertip grip: không đặt bàn tay lên chuột. Gần như không đặt bàn tay lên chuột mà chỉ tiếp xúc bằng các ngón tay. Cách này ít phổ biến nhất và rất khó làm quen. Ưu điểm: Khi quen rồi có thể di chuột tốc độ cao và bấm cực kỳ chính xác. Nhược điểm: Thời gian học lâu và dùng lâu có thể mỏi bàn tay. Cách cầm này hợp với chuột nhỏ và siêu nhẹ
Các bạn hãy tìm hiểu xem kiểu cầm chuột của mình thuộc nào rồi lựa chọn cho mình một chú có kích thước phù hợp nhất . Một chú chuột dù ngon đến mấy mà dáng cầm, trọng lượng không phù hợp thì cũng không thể đem đến hiệu quả tốt nhất được. Chắc chắn không thể có j hoàn hảo nhưng chúng ta cần cân nhắc để cân đối mọi yếu tố cho phù hợp.
Ví dụ như chuột có nhiều ưu điểm phù hợp với bản thân mà lại cho cảm giác nặng hơn một chút không đáng kể, trong khi anh em chơi game FPS thay vì RTS, MOBA (vốn phải lia chuột liên tục) thì hãy cố gắng loại trừ nhược điểm đó. Kiên nhẫn làm quen để biến nhược điểm thành không có gì, mọi ưu điểm kia ta sẽ được hưởng trọn vẹn.
2. Mắt đọc càm biến
Yếu tố thứ hai phải cân nhắc khi chọn mua chuột gaming đó chính là mắt đọc cảm biến. Cảm biến của chuột luôn được đặt ở mặt dưới của chuột, và giúp tracking các chuyển động của máy tính trong suốt quá trình chơi game hoặt lướt chuột cho các mục đích khác. Mắt đọc chuột không phải cái nào cũng cho cảm giác giống nhau, tốc độ giống nhau. Phổ biến có các nhóm như:
- Steelseries/Zowie/Asus/CoolerMaster (PMW3330, PMW3310, PMW3360/TrueMove3)
- Razer/Gigabyte (PMW3389)
- Logitech (PMW3366, Mercury, HERO)
- Corsair/Roccat (PMW3361, PMW3367)
3. DPI
DPI, là viết tắt của dots per inch, tượng trưng cho độ nhạy của chuột máy tính. DPI càng cao thì chuột càng nhạy. Nếu dùng cho mục đích văn phòng thì cảm biến chỉ cần từ 2000 trở lên là đã ổn, còn nếu dùng chơi game thì cảm biến phải cao hơn nhiều đôi khi lên từ 16.000 DPI trở lên.
4. Độ đàn hồi của nút bấm
Theo lý thuyết cơ bản thì các chú chuột các chuột dành riêng cho game bắn súng (FPS/TPS) cần có nút nặng hơn một chút để tránh cướp cò, trong khi đó các chuột dành cho game chiến thuật nói chung (RTS, MOBA) hay game nhập vai (RPG) cần nút nhẹ để spam click liên tục. Nhưng như đã nói từ đầu, vấn đề gốc rễ vẫn là nhu cầu của từng người, do đó các bạn chỉ nên tham khảo lý thuyết này để theo cơ sở lựa chọn chuột chơi game phù hợp với bản thân.
Top các mẫu chuột chơi game tốt nhất 2022
1. Chuột gaming tốt nhất Razer DeathAdder Essential White
Phiên bản Razer Deathadder giá rẻ cho các game thủ yêu thích sự đơn giản nhưng chất lượng. Deatadder Essential có thiết kế không khác nhiều so với Deathadder Elite, đem tới vóc dáng cơ bản, phù hợp với nhu cầu chơi game nhiều thể loại khác nhau
2. Chuột chơi game không dây Logitech G Pro X Superlight Wireless
Logitech G Pro X Superlight Wireless hướng tới phân khúc của một sản phẩm hi end cao cấp điển hình. Mẫu chuột giúp các bạn có thể vượt qua hết mọi chướng ngại trên chặng đường giành chiến thắng. Sở hữu trọng lượng chỉ chưa tới 63 gram, G Pro X Superlight Wireless cho khả năng di chuyển nhanh nhất cùng với đó là độ chính xác vượt trội nhờ việc loại bỏ gần như hoàn toàn lực ma sát khi trượt. Mang đến một liên kết thuần khiết nhất giữa gamer và tựa game đang trải nghiệm.
3. Chuột chơi game giá rẻ Corsair Katar Pro Wireless
Với trọng lượng chỉ 96g, KATAR PRO WIRELESS thật tuyệt vời cho những giờ chơi game FPS hoặc MOBA nhịp độ nhanh. Hình dạng đối xứng, nhỏ gọn làm cho nó trở nên tuyệt vời cho các kiểu cầm Claw và FingerTip.