Cách chọn RAM để chơi game mượt

RAM có quan trọng khi chơi game? Cần bao nhiêu RAM cho máy tính để làm việc và chơi game? Hãy cùng MuaCash tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Hoạt động của RAM khi chơi game

Nếu bạn có nhu cầu chơi game thì nên trang bị đủ bộ nhớ cho các trò chơi bạn muốn chơi, điều này sẽ cải thiện trải nghiệm chơi game và tận hưởng những lợi ích nhờ có thời gian tải nhanh hơn. Cụ thể, RAM sẽ giúp tăng cường khả năng phản hồi của hệ thống xử lý, giúp tải trò chơi nhanh hơn và cải thiện FPS.

Các yếu tố quyết định mức dung lượng bộ nhớ chính xác chính là dựa vào tựa game mà bạn muốn chơi và từ đó sẽ phải xem xét liệu bạn có cần sử dụng thêm bất kỳ ứng dụng nào khác cùng lúc hay không.

Cần bao nhiêu RAM cho máy tính để làm việc và chơi game

1. Nhu cầu của bản thân (Chơi game, đồ họa, làm việc,...)

Ở các cửa hàng kinh doanh hay trực tiếp trên website, các laptop đa số điều được trang bị RAM tối thiểu là 8GB. Đây là dung lượng được xem là phổ thông, vừa phải đủ để người dùng thực hiện những tác vụ văn phòng thường ngày, lướt web, giải trí và thậm chí là thực hiện các thao tác gaming.

Tuy nhiên đối với các ứng dụng ngày càng yêu cầu dung lượng bộ nhớ ngày càng cao, vì vậy 8GB sẽ trở thành quá ít cho laptop của bạn. Có thể bạn không biết, ứng dụng Android Studio đã lên tới 12GB nên muốn dùng thì bạn bắt buộc phải nâng cấp RAM. Nếu bạn sử dụng trong 2 - 3 năm thì nâng cấp lên tới 16GB là vừa đủ.

Trường hợp hi hữu khác như ứng dụng After Effect. Đây là ứng dụng chiếm khá nhiều dung lượng trong phần cứng dù bạn có lắp RAM từ 32GB thậm chí là 64GB, ứng dụng này đều có thể sử dụng hết được. Cho nên đối với những bạn cần chỉnh sửa kỹ xảo video nặng thì cần đến RAM 128 GB.

2. Số thanh RAM và khe cắm của máy

Khi mua laptop, ở thông tin hiển thị trên web sẽ cho biết bo mạch chủ của bạn có bao nhiêu khe cắm. Hầu hết các bo mạch chủ đều hỗ trợ bộ nhớ kênh đôi.

Điều này cho phép bạn sử dụng một lúc hai thanh RAM, việc còn lại là bạn chỉ cần thanh RAM phù hợp để lắp ráp thôi nhé. Ngoài ra, để chạy Dual Channel thì dung lượng RAM cả 2 thanh lắp vào phải cùng một đời RAM và cùng bus với nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Thông số kỹ thuật của RAM

DDR

DDR hay còn được gọi là Double Data Rate – tốc độ dữ liệu gấp đôi. Cụ thể, DDR của RAM giúp trong một chu kỳ bộ nhớ truyền tải được tận hai lần, giúp dữ liệu của bạn được truyền đi nhiều hơn mà không tăng tần số hoạt động của CPU.

DDR hay còn được gọi là Double Data Rate – tốc độ dữ liệu gấp đôi

Thiết kế RAM DDR nguyên bản sau nhiều năm cho đến hiện nay đã được nâng cấp dần thành DDR2, DDR3, DDR4 và hiện tại là DDR5. Các thế hệ RAM khác nhau không tương thích với nhau, vì vậy bạn không thể cắm thanh RAM DDR4 vào bo mạch chủ có khe cắm DDR3.

Nếu định mua thêm RAM cho máy tính của mình, cần đảm bảo nó phù hợp với hỗ trợ của bo mạch chủ, cần thiết thì bạn nên cần lời khuyên từ bên kinh doanh nhé. 

Ngoài DDR4 phổ biến và được nhiều người ưa dùng thì hiện nay DDR5 đã và đang dần tiến lên trở thành một thế lực thật sự và mang đến sự mạnh mẽ cho những bộ máy hiện đại lúc bấy giờ. Vậy nên đây sẽ là lựa chọn rất tốt dành cho bạn nhưng sẽ giá thành sẽ tương đối cao đấy nhé.

Tốc độ xung nhịp

Tốc độ xung nhịp hay Bus RAM là một thông số trên RAM, đặc trưng cho tốc độ đọc ghi dữ liệu của RAM. Các chuẩn RAM như DDR3, DDR4 mới với thông số Bus RAM lớn, luôn đi kèm hiệu suất sử dụng năng lượng thấp. Vậy nên, hãy ưu tiên những chuẩn RAM mới, vì nó vừa giúp máy tính chạy nhanh hơn, vừa tiết kiệm điện hơn.

Dung lượng

Được đo bằng gigabyte (GB). Dung lượng càng cao thì các ứng dụng có thể lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn. Ở dung lượng cao hơn, nhiều ứng dụng hơn có thể chạy đồng thời và trò chơi có thể lưu trữ lượng dữ liệu tạm thời lớn hơn.

Lựa chọn dung lượng RAM phù hợp là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho quá trình sử dụng của các bạn tốt hơn và thuận tiện hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong quá trình chọn lựa của các bạn nhé! Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngại để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh chóng nhé!